Những điều quan trọng cần phải lưu ý trước khi Mua Kim Cương

Kim cương khi chế tác có thể gặp sai sót và để lại các bọt khí, vết bẩn hoặc vất trầy xước cho viên kim cương. Và những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới độ trong suốt và sáng chói của viên đá. Vì thế người ta dùng kính lúp phóng to 10 lần để

1402095599_diamond-01

Kim Cương là viên đá đẳng cấp cao nhất trong họ nhà đá quý. Đây là vua của mọi loại đá, không chỉ về màu sắc mà còn độ cứng và vẻ đẹp của nó.

Hiện nay để sở hữu một viên kim cương không phải là điều dễ bởi giá trị của nó rất cao và trữ lượng không nhiều. Đặc biệt với một người chưa biết gì lại càng khó đánh giá chất lượng và giá trị của một viên kim cương bất kì.

Chính điều đó nên Viện đá quý Mỹ đã ban hành 4C – tiêu chí đánh giá chất lượng Kim cương thông dụng nhất hiện nay. Vậy 4C là gì ? Hãy cùng tìm hiểu nhé các bạn.

Color (Màu sắc)

Một viên kim cương được đánh giá màu sắc theo thang điểm D đến Z dựa trên việc so sánh với một viên kim cương làm mẫu trước đó. Viên kim cương thuộc điểm D sẽ không màu và trong suốt như giọt nước tinh khiết vậy, và tất nhiên giá của nó cực kì cao. Ngược lại, cấp Z có giá trị thấp nhất và màu thường xen lẫn nâu hoặc vàng. Giữa D và Z còn rất nhiều cấp khác dựa trên màu sắc của kim cương. Tuy Z thấp nhất nhưng nếu nó có màu vàng nhạt thì giá trị rất cao.

Clarity (Độ trong suốt)

Kim cương khi chế tác có thể gặp sai sót và để lại các bọt khí, vết bẩn hoặc vất trầy xước cho viên kim cương. Và những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới độ trong suốt và sáng chói của viên đá. Vì thế người ta dùng kính lúp phóng to 10 lần để kiểm tra màu sắc vết gãy, số lượng trầy xước để đưa ra các mức độ trong khác nhau.

F: Hoàn hảo – Không có bất kì vấn đề nào ở ngoài lẫn trong viên đá.
IF: Hoàn hảo bên trong – Bên trong không có vấn đề gì, bên ngoài có nhưng không đáng kể.
VVS1 – VVS2: Rất không đáng kể – Có sai sót nhưng khó phát hiện, chỉ khi dùng kính lúp phóng đại hàng chục lần mới thấy.
VS1 – VS2: Rất nhỏ – Có sai sót nhưng không thể thấy bằng mắt thường, phải phóng đại lên 10 lần mới thấy rõ.
SI1 – SI2: Không đáng kể – Có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng phải nhìn rất kĩ.
I1 – I3: Dễ nhìn thấy các sai sót bằng mắt thường nhưng chúng không gây ảnh thưởng tới độ sáng kim cương.
Viên kim cương thuộc VVS2 đến F cực kì hiếm nên giá rất đắt. SI1 tới VS1 rất dễ nhầm lẫn với nhau.

Carat (Độ lớn)

Viên kim cương càng có kích thước to và trọng lượng lớn thì dĩ nhiên giá trị càng cao. 01 Carat tương ứng với 200 mg và chia được thành 100 điểm. 01 điểm = 1% carat hoặc 2 mg để đánh giá kim cương có khối lượng nhỏ hơn 1 carat.

Khi nếu bạn được cung cấp giấy chứng nhận thì hoàn toàn yên tâm về giá trị của viên đá kim cương mà bạn đang sở hữu.

Cut (Cách cắt)

Để cắt kim cương có rất nhiều cách nhưng mỗi cách lại làm cho kim cương có giá trị khác nhau. Cách cắt phổ biến nhất do nhà toán học Marcel Tolkowsky đưa ra. Ông đã đề nghị cắt theo hình tròn và đưa ra tỉ lệ phù hợp. Một viên kim cương được cắt theo phương pháp hiện đại sẽ có 57 mặt. Với 24 mặt dưới và 33 mặt trên. Phần dưới để phản xạ ánh sáng và trên để tán xạ ánh sáng ra nhiều màu khác nhau.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *