Truyền thuyết hồ ly ở Hồ Tây và các câu chuyện ly kì

Hồi đó, người Mán sinh sống dưới chân núi Tản Viên, họ chôn gỗ kết cỏ làm nhà và thờ một vị thần trên núi. Thần đã dạy người Mán trồng lúa, dệt vải làm áo trắng để mặc cho nên gọi là Bạch Y Man (Mán áo trắng).

ho-ly-thach-anh-tim

Bạn đã từng nghe câu chuyện về hồ ly trong truyền thuyết của người việt chưa? Bạn có biết Hồ Tây chính là nơi chôn xác hồ ly trong câu chuyện ấy?

được nhắc đến rõ nhất trong sách Lĩnh Nam chích quái. Theo đó thì thành Thanh Long xưa hiệu là Long Biên, thời thượng cổ còn chưa có người ở. Vua Thái Tổ nhà lý khi đi thuyền ở sông Nhĩ Hà, có hai con thuyền đi trước dẫn đường chọn vị trí đóng đô ở đấy nên mới được đặt tên là Thăng Long.

Tương truyền ở phía Tây thành có một hòn núi đá nhỏ, phía đông gối đầu lên sông Lô Giang. Dưới chân núi có một cái hang nhỏ, trong hang có một con cáo trắng chín đuôi đã sống hơn ngàn năm. Nó chính là hồ ly. Truyền thuyết hồ ly nói rằng nó có thể hóa phép thành nhiều nhân dạng, đi khắp nhân gian để lừa người, cắn huyết họ cho đến chết.

Hồi đó, người Mán sinh sống dưới chân núi Tản Viên, họ chôn gỗ kết cỏ làm nhà và thờ một vị thần trên núi. Thần đã dạy người Mán trồng lúa, dệt vải làm áo trắng để mặc cho nên gọi là Bạch Y Man (Mán áo trắng).

Hồ ly thường biến thành người, trà trộn vào giữa đám dân Mán, cùng ca hát rồi dụ trai gái trốn vào hang núi. Nhiều người mất tích trong thời gian ngắn, người Mán rất khổ sở. Lạc Long Quân bèn ra lệnh cho quân lục bộ thủy phủ dâng nước lên công phá hang đá.

Khi hồ ly bỏ chạy, quân thủy phủ đuổi theo, bắt được và giết chết nó. Nơi đó trở thành một vũng sâu và có tên gọi là đầm Xác cáo, tức Hồ Tây ngày nay. Sau đó xác của hồ ly được chôn ngay ở đấy, lập miếu Kim Ngưu Tự để trấn áp.

Cánh đồng phía Tây của hồ khá bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt ở đó được gọi là Hồ Đỗng (hang cáo). Đất xung quanh hồ rất cao ráo, dân làm nhà để ở và sinh sống được gọi là Hồ Thôn (thôn Cáo). Chỗ hang cáo xưa, nay được biết đến với cái tên Lỗ Khước Thôn.

Truyền thuyết có thực sự có thật hay không thì không ai có thể chứng minh nhưng người dân vẫn tin vào câu chuyện ly kỳ đó và kể cho du khách nghe khi họ đến thăm ồ Tây.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *