Tìm hiểu các tiêu chuẩn đánh giá đá quý (Phần 1)

Độ cứng của đá được đánh giá dựa vào thang Moh. Đây là thang độ cứng tương đối (VD Ruby độ cứng 9, cứng gấp đôi độ cứng 8. Nhưng Kim cương độ cứng 10 lại cứng gấp 4 lần Ruby)

1 Lời nói đầu
là một thế giới muôn màu muôn vẻ và luôn ẩn chứa những điều thú vị để con người khám phá. Hôm qua bạn còn là một người không có chút hứng thú nào với đá. Nhưng có thể chỉ sau một lần được nghe người am hiểu về đá giới thiệu, hoặc tình cờ đọc một tài liệu nào đó về đá, bạn đã trở thành người mê đá lúc nào không hay.

da-quy-2
Tuy nhiên khi nhu cầu về đá tăng cao, cũng là lúc trở nên phức tạp. Muôn vàn nhà cung cấp tham gia vào thị trường, với đủ mọi loại đá, thật giả lẫn lộn. Khi đó nếu người tiêu dùng không có những hiểu biết cơ bản về đá sẽ rất dễ mua phải đá giả hoặc kém chất lượng.

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những tiêu chuẩn chính để đánh giá giá trị của . Hy vọng sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về phương pháp đánh giá , cũng như phân biệt và đánh giá được chất lượng, giá cả các loại đá bày bán trên thị trường.

Để đánh giá giá trị của một viên đá, người ta thường căn cứ trên những yếu tố sau:

2 Độ hiếm (Rarity)
Những loại đá càng hiếm gặp sẽ càng quý. Ví dụ Kim cương, Ruby, Sapphire là những loại đá hình thành ở rất sâu dưới lòng đất, có khi tới hàng trăm km. Ở độ sâu đó con người gần như không thể khai thác được, hoặc nếu khai thác thì chi phí cũng rất đắt, không hiệu quả. Nhờ những tác động địa chất như động đất, núi lửa, các tầng đất sâu sẽ được đẩy lên phía bề mặt trái đất, mang theo các loại đá quý trên. Nhờ vậy con người mới có thể khai thác. Chính bởi mức độ hiếm và khó khăn trong việc khai thác như vậy nên các loại đá trên có giá trị thương mại rất cao.

Một ví dụ khác là đá Moldavite. Đây thực chất là những mảnh vỡ từ một khối thiên thạch đâm xuống trái đất tại vùng Moravia – Cộng Hòa Séc. Khối thiên thạch này có cấu trúc và màu sắc khác hẳn với những khối thiên thạch khác, với màu xanh lục rất đặc trưng. Tổng khối lượng của toàn bộ khối thiên thạch là khoảng 275 tấn, và dự kiến sẽ khai thác hết trong vòng 10 năm tới. Do vậy giá trị của Moldavite trên thị trường tăng lên rất nhanh theo thời gian.

Trước đây Amethyst là một loại đá hiếm gặp, có giá trị rất cao, ngang hàng với Ruby, Sapphire. Tuy nhiên sau khi hàng loạt mỏ Amethyst ở Brazil được phát hiện và đi vào khai thác, giá Amethyst đã giảm rất nhiều, và giờ chỉ còn ngang với các loại đá bán quý khác thuộc dòng thạch anh như Citrine.

Sự độc nhất vô nhị có thể coi là tiêu chí quan trọng nhất làm nên giá trị của một viên đá. Sự kết hợp của rất nhiều yếu tố trên khiến cho mỗi viên đá trong tự nhiên đều hoàn toàn khác biệt. Có thể nói, không bao giờ tìm được 2 viên đá tự nhiên giống hệt nhau.

Sự sáng tạo của thiên nhiên đã tạo nên rất nhiều những viên độc thạch vô cùng độc đáo về hình dạng, màu sắc, vân đá, hiệu ứng quang học … Một khi đã sở hữu những viên đá này thì có thể yên tâm, không bao giờ sợ “đụng hàng”.

Những viên đá như vậy có thể coi là vô giá, vì hoàn toàn không có căn cứ để định giá sản phẩm. Giá cả của những viên đá này chỉ được thiết lập khi người bán và người mua thống nhất với một mức giá. Có những viên đá đã được bán với mức giá hàng triệu USD cho những nhà sưu tầm thực sự muốn sở hữu chúng.

3 Độ tinh khiết (Clarity)
Độ tinh khiết được đánh giá dựa trên số lượng và kích thước tạp chất (Bao thể) có trong viên đá sau khi đã mài cắt.

Theo tiêu chuẩn quốc tế, độ tinh khiết của đá được đánh giá dựa theo thang đo dưới đây:

Đối với các loại đá trong, mài facet (Mài giác):

Ký hiệu
Ý nghĩa
FL (Flawless)
IF (Internal Flawless)
Chất lượng cực tốt, hoàn toàn không có tạp chất, hoặc tạp chất không thể nhìn thấy ngay cả dưới kính phóng đại 10x
VVS1 – VVS2
(Very Very Slightly Included)
Chất lượng rất tốt. Tạp chất rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ có thể quan sát dưới kính phóng đại 10x
VS1 – VS2
Chất lượng tương đối tốt. Tạp chất nhỏ, có thể nhìn thấy khi quan sát kỹ bằng mắt thường
SI1 – SI3
Chất lượng bình thường, tạp chất có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường
I1 – I3
Chất lượng thấp, tạp chất rõ, có thể có rạn nứt, có thể ảnh hưởng tới độ bền của đá

Đá có độ tinh khiết càng cao thì giá trị cũng càng cao. Trong thực tế thì đá có độ tinh khiết từ VVS2 trở lên có thể coi là hoàn toàn sạch, do không thể quan sát tạp chất bằng mắt thường.

Đối với các loại đá mài cabochon (mài tròn):

Thông thường các giá trị về độ trong đối với đá mài cabochon chỉ mang tính chất phân loại, không ảnh hưởng tới giá trị viên đá.

4 Độ cứng (Hardness)
Độ cứng của đá là tính chất chống lại sự trầy xước. Đá cứng hơn có khả năng làm xước được những đá khác có độ cứng bằng hoặc thấp hơn nó.

Đá có độ cứng càng cao thì càng bền, ít bị trầy xước, giữ được độ sáng bóng, do đó thông thường đá càng cứng thì giá trị càng cao

Độ cứng của đá được đánh giá dựa vào thang Moh. Đây là thang độ cứng tương đối (VD Ruby độ cứng 9, cứng gấp đôi Topaz độ cứng 8. Nhưng Kim cương độ cứng 10 lại cứng gấp 4 lần Ruby)

cac-tieu-chuan-danh-gia-da-quy-4

Hình 4: Thang đo độ cứng Moh

Căn cứ trên 10 loại khoáng vật dùng đo độ cứng chuẩn, người ta có thể tính được độ cứng của các chất liệu khác.

cac-tieu-chuan-danh-gia-da-quy-5
Hình 5: Bảng tham chiếu độ cứng căn cứ trên thang Moh

Theo như bảng trên, đá có độ cứng từ 5 trở lên sẽ không bị xước khi cọ vào các kim loại như sắt, bạch kim, vàng, bạc, đồng. Do vậy có thể sử dụng để làm trang sức.

Các loại đá có độ cứng 8 trở lên thì ngay cả thép cũng không thể làm xước, những loại này hầu hết đều là đá quý có giá trị cao (Kim cương, Ruby, Sapphire, Spinel, Emerald, Topaz …)

Bên cạnh độ cứng thì còn một yếu tố nữa cũng được quan tâm là độ dai. Một loại đá có thể rất cứng, chịu được trầy xước cọ xát, nhưng khi va đập mạnh lại rất dễ vỡ. Ngược lại có những loại đá rất bền với va đập (Có độ dai cao). Ví dụ về đá có độ dai là các loại đá thuộc nhóm Chalcedony (Opal, mã não …) hoặc ngọc cẩm thạch (Jade). Những loại này cũng được dùng rất phổ biến làm trang sức.

5 Kích thước (Size)

Kích thước là yếu tố quan trọng để định giá đá. Cùng một loại đá, viên đá có kích thước càng lớn thì càng quý hiếm và có giá trị cao. Ví dụ một viên kim cương đường kính 10 mm sẽ có giá đắt hơn rất nhiều lần so với 2 viên kim cương kích thước 5 mm.

Lưu ý rằng, khi kích thước mỗi chiều của viên đá tăng lên gấp đôi thì thể tích cũng như khối lượng của viên đá sẽ tăng tối đa gấp 8 lần. Do vậy có khi chỉ chênh lệch 1-2 mm kích thước thì giá của viên đá đã tăng lên gấp nhiều lần.

6 Khối lượng (Weight)

Tương tự kích thước, khối lượng là một tiêu chuẩn quan trọng để . Viên đá có khối lượng càng lớn thì càng quý hiếm, có giá trị càng cao. Thông thường các loại đá quý đều được tính giá dựa trên khối lượng. Đơn vị tính thường được sử dụng là carat (viết tắt là ct)

1 ct = 0,2 gam

Với các loại đá quý hiếm, khi khối lượng càng lớn thì đơn giá trên mỗi ct sẽ tăng gấp nhiều lần. VD: 1 viên Sapphire nặng 2ct chỉ có giá 100$/ct, nhưng 1 viên Sapphire 3ct có thể lên tới hàng ngàn $/ct.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *